Pháp luật Mại_dâm_tại_Nhật_Bản

Nước Nhật vẫn được coi là tấm gương cho sự phát triển của châu Á. Nhưng cái giá mà văn hóa Nhật phải trả cho sự "Tây hóa" quá đà nhằm dọn đường cho kinh tế phát triển cũng không nhỏ. Hiện nước này đang bị đẩy vào "cơn bão sex" với đầy rẫy những nguy cơ[2].

Điều 3 của Đạo luật phòng chống mại dâm năm 1956 quy định: "Không ai được phép bán dâm hoặc trở thành khách mua dâm", nhưng không xác định hình phạt cụ thể với các vi phạm. Thay vào đó, luật quy định các hành vi bị cấm và hình phạt liên quan như: lôi kéo vì mục đích mại dâm, chăn dắt một người để người này bán dâm, ép buộc bán dâm, nhận bồi thường từ việc bán dâm, xui khiến người khác trở thành gái điếm bằng cách trả tiền trước, cung cấp tiền bạc, nơi chốn, trang bị đồ đạc phục vụ mại dâm…

Tuy nhiên do yếu tố văn hóa gia trưởng truyền thống, mại dâm ít bị cấm kỵ đối với nam giới. Trong khi phụ nữ Nhật truyền thống nổi tiếng về sự chung thủy với chồng, thì nhiều đàn ông Nhật lại không coi trọng sự chung thủy với vợ. Những đàn ông này coi việc "trăng hoa" ở ngoài là một "đặc quyền" của nam giới: phụ nữ ngoại tình hiếm khi được họ tha thứ, nhưng nam giới ngoại tình thì họ lại coi là "lẽ tự nhiên", thậm chí là "chiến tích". Do vậy, nhiều hình thức mại dâm trá hình như gái bao, viện trợ giao tế (Enjo kosai)... xuất hiện, khiến pháp luật rất khó khăn để xử lý. Các nỗ lực chống mại dâm của chính phủ chỉ đem lại những kết quả hạn chế.

Về mặt nam giới, họ thường dẫn đối tác vào các club "đúng chỗ" do doanh nghiệp chi trả; về mặt phụ nữ thì bán dâm được xem là biện pháp thực dụng để có tiền nhanh hơn so với việc làm bình thường. Chủ đề thường xuyên của tranh châm biếm ở Nhật minh họa điều này, khi người cha hay bạn trai gặp chính con gái hay người yêu của mình tại một club có phụ nữ "phục vụ".

Sau khi đến thăm Nhật Bản và chứng kiến sự phát triển của ngành công nghiệp tình dục nước này, Joan Sinclair, tác giả của cuốn sách Pink Box, mỉa mai rằng ngành công nghiệp sex của Nhật Bản "cung cấp mọi thứ có thể tưởng tượng ra trừ việc giao hợp".

Vấn đề trinh tiết đã bị loại bỏ khỏi văn hóa Nhật. Phụ nữ Nhật giờ đây mặc sức chạy theo những đam mê và dục vọng của mình. Một hiện tượng đang nổi lên trong xã hội Nhật mấy năm nay là chuyện các nữ sinh phổ thông sẵn sàng bán dâm để lấy tiền mua quần áo, giày dép. Đây đang là 1 thực trạng có thể xem là khá nhức nhối của xã hội Nhật[2].

Theo ông Yumi Yamashita, chuyên nhiên cứu về mại dâm ở Nhật Bản, thì trong một xã hội tiêu thụ, con người luôn chạy theo vật chất hào nhoáng bề ngoài. Không ít thiếu nữ coi thân xác tuổi trẻ của họ là một món hàng, cần phải tận dụng trước khi nó trở nên "mất giá" (tức là trước khi họ già đi). Viện trợ giao tế - Enjo kosai, hay còn gọi là "quan hệ xã hội được trợ cấp", "hẹn hò được trả phí", là tiếng lóng được dùng để nói về những vụ mua bán dâm nữ sinh tuổi vị thành niên. Gần đây, số lượng nữ sinh phổ thông ở Nhật Bản bán dâm cho người lớn hoặc "tình một đêm" với bạn bè để lấy tiền tiêu ngày càng tăng. Điều đó khiến nhiều người lo lắng về giá trị đạo đức đang ngày càng đi xuống. Để tránh phạm pháp, nữ sinh thường bán dâm qua deai-kei (nghĩa là "điểm gặp gỡ"). Có trường hợp một nam sinh trung học đã dắt mối một cô bé 13 tuổi với giá 712 USD thông qua bảng tin như vậy.[4].

Những nữ sinh bán dâm qua dịch vụ này thường được gọi với tên lóng là JC. Một nam sinh trung học đăng thông tin quảng cáo như sau: "Tuyển một JC ở Kanagawa. Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền, nên bất kỳ ai muốn hẹn hò thì hãy đến với tôi". Nam sinh này từng dắt mối một nữ sinh 16 tuổi với giá 475 USD[4]. Nhiều trạm điện thoại gần nhà ga xe lửa dán đầy số điện thoại và ảnh nữ sinh phổ thông. Trong số họ, không ít đến từ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Một khảo sát của Hiệp hội Giáo viên và Phụ huynh học sinh Nhật Bản đối với 3.600 thiếu niên 14-15 tuổi cho thấy, 1/4 em gái thừa nhận thường xuyên gọi điện tới các câu lạc bộ môi giới Enjo kosai.[5].

Cảnh sát Nhật Bản vẫn giám sát những địa điểm hẹn hò như vậy. Tuy nhiên, cũng giống mại dâm ở nhiều nước khác, những địa điểm này vẫn hoạt động với nhiều chiêu lách luật. Một điều may mắn là nữ sinh Nhật Bản rất thành thạo việc sử dụng bao cao su từ khi còn rất trẻ. Dù vậy, bao cao su chỉ hạn chế chứ không thể ngăn ngừa hết các nguy cơ lây bệnh, nên các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Nhật Bản đang dần tăng lên[4].

Ngược lại, các geisha truyền thống Nhật là những phụ nữ được đào tạo chuyên nghiệp để giúp tiêu khiển cho đàn ông nhưng là bằng nghệ thuật và thi ca, họ không bán dâm như nhiều người lầm tưởng (xem bài Geisha).

Năm 2012, để nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống mại dâm, chính phủ Nhật Bản đã ra luật thưởng 900 USD tiền mặt cho những ai cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng về các đường dây mại dâm.[6] Theo hồ sơ của Cục Cảnh sát Quốc gia của Nhật Bản, trong số 85 người mang quốc tịch nước ngoài bị bắt vì các tội liên quan mại dâm năm 2007, có tới 43,5% là người Trung Quốc đại lục, 15,3% là người Thái Lan, hơn 7,2% là người Đài Loan, 7,2% là người Hàn Quốc.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mại_dâm_tại_Nhật_Bản http://khampha.vn/the-gioi/la-lung-cong-nghiep-sun... http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Nhat-Ban-thuong-... http://www.tienphong.vn/the-gioi/608316/Muon-kieu-... http://www.anninhthudo.vn/Quoc-te/Van-hoa-Nhat-tro... http://dantri.com.vn/the-gioi/mafia-nhat-thu-ve-ha... https://www.japantimes.co.jp/life/2007/04/29/life/... https://web.archive.org/web/20110119052603/http://... http://www.japansubculture.com/category/sex-indust... https://web.archive.org/web/20120416010821/http://... https://web.archive.org/web/20100108084254/http://...